Quy định sử dụng thư viện

 

Các đối tượng được phép sử dụng thư viện bao gồm:

  1. Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu viên và người lao động tại trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM;
  2. Học viên sau đại học và sinh viên tại trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM;
  3. Cựu sinh viên đã theo học tại trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM;
  4. Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, học viên sau đại học và sinh viên tại các trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM;
  5. Các đối tượng khác: Nhà khoa học, nhà nghiên cứu, doanh nhân… có nhu cầu sử dụng tài liệu nghiên cứu tại thư viện
  1. Xuất trình thẻ thư viện tại quầy tham khảo, để cặp, túi xách đúng nơi quy định;
  2. Sử dụng máy tính để tra cứu tài liệu;
  3. Chọn tài liệu trên giá để đọc tại chỗ;
  4. Để tài liệu tại bàn sau khi đọc xong;
  5. Sử dụng máy tính để tra cứu thông tin trực tuyến và Internet.
  1. Đọc tại chỗ tất cả các tài liệu như: sách in, sách điện tử, CD-ROM, phần mềm học tiếng Anh…;
  2. Mượn thiết bị đọc sách điện tử (Kindle Fire) tại quầy thủ thư để được hướng dẫn sử dụng;
  3. Mượn đĩa CD-ROM và tai nghe để học ngoại ngữ hoặc xem các chương trình truyền hình;
  4. Trả các thiết bị sau khi đã sử dụng tại quầy thủ thư. Mọi trường hợp hư hỏng, mất mát đều phải đền bù theo giá trị hiện hành của thiết bị;
  5. Truy cập Internet để phục vụ học tập, nghiên cứu, giải trí. Nghiêm cấm các trường hợp truy cập các website có nội dung xấu. Nếu vi phạm sẽ bị tước quyền độc giả;
  6. Sử dụng các dịch vụ in ấn, scan tài liệu, vui lòng liên hệ quầy thủ thư.

Cơ sở Nguyễn Văn Cừ

  1. Xuất trình thẻ thư viện tại quầy lưu hành, để cặp, túi xách đúng nơi quy định;
  2. Sử dụng máy tính để tra cứu tài liệu;
  3. Chọn sách trên giá để đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà;
  4. Để sách đúng nơi quy định sau khi đọc xong;
  5. Sách mượn về nhà làm thủ tục tại quầy lưu hành;
  6. Đem sách ra ngoài không qua thủ tục tài quầy lưu hành và bị hệ thống an ninh phát hiện sẽ bị xử phát 100.000vnd/cuốn, truất quyền độc giả và thông báo về phòng công tác sinh viên.

Cơ sở Thủ Đức

  1. Xuất trình thẻ thư viện tại quầy lưu hành, để cặp, túi xách đúng nơi quy định;
  2. Sử dụng máy tính để tra cứu tài liệu;
  3. Chọn sách trên giá để đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà;
  4. Bạn đọc có thể đọc tại Thư viện hoặc đem sang Phòng Tự học. Sách phải trả trước 15g45 cùng ngày;
  5. Báo và tạp chí chỉ đọc tại chỗ;
  6. Sách mượn về nhà làm thủ tục tại quầy lưu hành

Chính sách tại thư viện Trường Đại học Khoa học tự nhiên

Nơi mượn tài liệu: Phòng lưu hành cơ sở Nguyễn Văn Cừ và cơ sở Linh Trung
Loại tài liệu: Sách (trừ các tài liệu có ký hiệu là TK, LA, BC, và KY)
Số lượng tài liệu:
3 cuốn trong vòng 21 ngày
Gia hạn tài liệu:
Tối đa 1 lần trong 7 ngày, có 2 phương thức gia hạn là qua app VNUHCM-Libraries hoặc đăng nhập tài khoản tại glib.hcmus.edu.vn
Tiền phạt do trễ hạn: Liên hệ trực tiếp tại thư viện;
Tiền phạt do mất tài liệu: Liên hệ trực tiếp tại thư viện.


Chính sách tại hệ thống thư viện Đại học Quốc gia TP.HCM

Nơi mượn tài liệu: Phòng mượn tài liệu của các thư viện thành viện thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM
Loại tài liệu: Sách có nhãn "SÁCH HỆ THỐNG"
Số lượng tài liệu: 5 cuốn trong vòng 21 ngày
Gia hạn tài liệu:
Tối đa 2 lần trong 7 ngày, có 2 phương thức gia hạn là qua app VNUHCM-Libraries hoặc đăng nhập tài khoản tại glib.hcmus.edu.vn
Tiền phạt do trễ hạn: 5.000 vnd/cuốn/ngày,
Tiền phạt do mất tài liệu: Giá bìa và 100.000vnd tiền xử lý tài liệu

Nguyên tắc, quyền truy cập và sử dụng hệ thống học liệu ĐHQG-HCM

 

Nguyên tắc sử dụng: Việc khai thác Hệ thống học liệu phải đảm bảo tuân theo các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy định của Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.

Truy cập và sử dụng Hệ thống học liệu ĐHQG-HCM: Sinh viên, học viên, giảng viên nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý ĐHQG-HCM được phép khai thác và sử dụng Hệ thống học liệu ĐHQG-HCM theo quy định như sau:

Các tổ chức, cá nhân ngoài ĐHQG-HCM được khai thác hệ thống học liệu ĐHQG-HCM theo chủ trương hợp tác của ĐHQG-HCM và trong phạm vi khai thác, sử dụng theo quy định ĐHQG-HCM, TVTT

  • a) Đối với tài liệu bản in: Thực hiện theo các quy định hiện hành của TVTT và thư viện của đơn vị.
  • b) Đối với tài liệu điện tử:
    • Bộ sưu tập giáo trình, sách chuyên khảo; luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ: người sử dụng chỉ được xem toàn văn và không được tải về;
    • Bộ sưu tập đề tài nghiên cứu khoa học: người sử dụng chỉ được xem nội dung tóm tắt

Trách nhiệm và quyền hạn của người sử dụng: Thực hiện đúng các quy định trong việc sử dụng tài khoản truy cập do TVTT cung cấp;

Tuân thủ quy định liên quan đến Luật sở hữu trí tuệ; được phép khai thác, sử dụng Hệ thống học liệu ĐHQG-HCM theo quy định.

(Theo Quyết định số 1886/QĐ-ĐHQG, ký ngày 31/12/2020)

HCMUS ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Perspiciatis, exercitationem, quaerat veniam repudiandae illo ratione eaque omnis obcaecati quidem distinctio sapiente quo assumenda amet cumque nobis nulla qui dolore autem.

Giấy phép xuất bản mở

Giới thiệu về giấy phép xuất bản mở Creative Commons (CC)

Tài nguyên giáo dục truy cập mở (OER - Open Education Resource) được cấp giấy phép xuất bản mở Creative Commons (CC).

Có 6 loại giấy phép theo dạng này:

  • CC-BYGhi công (BY): Đây là yêu cầu bắt buộc trong tất cả các loại giấy phép CC. Giấy phép loại này cho phép người sử dụng sao chép, chỉnh sửa, pha trộn và chia sẻ nội dung tác phẩm gốc cho cả mục đích phi lợi nhuận lẫn thương mại, miễn là phải thừa nhận sự ghi công theo yêu cầu của tác giả.
  • CC-BY-SAGhi công (BY)-Chia sẻ tương tự (SA): Bao gồm tất cả các quyền như Giấy phép Ghi công nhưng yêu cầu tác phẩm phái sinh phải được cấp phép theo những điều kiện giống như trong tác phẩm gốc.
  • CC-BY-NDGhi công (BY)- Không phái sinh (ND): Chỉ cho phép sao chụp, chia sẻ tác phẩm ở dạng nguyên vẹn (không được thay đổi hình thức và nội dung tác phẩm gốc) cho mục đích phi lợi nhuận lẫn thương mại.
  • CC-BY-NCGhi công (BY) - Phi thương mại (NC): Chỉ cho phép người sử dụng sao chép, chỉnh sửa, pha trộn và chia sẻ nội dung tác phẩm gốc cho mục đích phi lợi nhuận.
  • CC-BY-NC-SAGhi công (BY) - Phi thương mại (NC) - Chia sẻ tương tự (SA): Bao gồm tất cả các quyền như Giấy phép Ghi công (BY) - Chia sẻ tương tự (SA) nhưng giới hạn chỉ được sử dụng tác phẩm cho mục đích phi lợi nhuận.
  • CC-BY-NC-NDGhi công (BY) - Phi thương mại (NC) - Không phái sinh (ND): Bao gồm tất cả các quyền như Giấy phép Ghi công (BY) - Không phái sinh (ND) nhưng giới hạn chỉ được sử dụng tác phẩm cho mục đích phi lợi nhuận.
Xem chi tiết

Lưu ý:Không phải tất cả các nguồn OER đều sử dụng cùng một loại giấy phép, do đó người sử dụng cần phải kiểm tra các điều kiện trong giấy phép của nguồn OER trước khi sử dụng để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định được ghi trong giấy phép đó.

Bộ công cụ hướng dẫn cấp giấy phép xuất bản mở cho tài liệu

Open Education License

Bộ tài liệu này do Đại học Công nghệ Swinburne (Úc) đưa ra những hướng dẫn và lời khuyên về việc sử dụng lại, chỉnh sửa, chia sẻ nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập mà không vi phạm các quy định về bản quyền tác giả, dựa trên thực tiễn áp dụng luật bản quyền của Úc. Xem chi tiết

Creative Commons Tool

Bộ công cụ được cung cấp bởi chính cộng đồng Creative Commons, giúp tác giả dễ dàng sử dụng và tiếp cận giấy phép. Việc gắn giấy phép cực kỳ thuận tiện, tác giả có thể tham khảo tại chính website Creative Commons